MƯỜI HAI [12] CÂU HỎI, ĐÁP THƯỜNG GẶP TRONG HOẠT ĐỘNG MUA – BÁN NỢ
Trong quá trình hoạt động, Royal Capital thường gặp những câu hỏi sau và được chúng tôi ghi nhận lại để khách hàng tiện việc theo dõi:
[1]. Royal Capital có được mua các khoản nợ từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và CN ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hay không?
Trả lời:
Kinh doanh Dịch vụ Mua Bán Nợ, Công ty đã thành lập doanh nghiệp có tên gọi là Công ty Cổ phần Mua Bán Nợ Royal Capital, mã số doanh nghiệp 0316460469, đã đăng ký ngành nghề kinh doanh theo đúng mã ngành về Hoạt Động Dịch vụ Tài Chính Khác Chưa Được Phân Vào Đâu [trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội]- Chi tiết: Kinh doanh hoạt động Mua Bán nợ; Dịch vụ Môi giới Mua Bán nợ; Tư vấn Mua Bán nợ- Mã ngành: 6499 theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Hệ thống Ngành Kinh tế Việt Nam.
Công ty đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ theo quy định pháp luật và được phép hoạt động ngành nghề kinh doanh có điều kiện này.
Theo đó và theo quy định của pháp luật hiện hành, Công ty được mua lại mọi khoản nợ từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
[2]. Nguyên tắc mua bán nợ của Royal Capital là những quy định gì?
Trả lời:
Trên cơ sở căn cứ vào Điều 4 về “Nguyên tắc kinh doanh dịch vụ mua bán nợ” trong Nghị định số 69/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về Điều kiện Kinh doanh Dịch vụ Mua Bán Nợ theo đó Royal Capital đã xây dựng và áp dụng các nguyên tắc sau trên cở sở có áp dụng một số các nguyên tắc trong Điều 5 của Thông tư số 09/2015/TT-NHNN ngày 17 tháng 07 năm 2015, cụ thể:
[1]. Công ty đã thành lập doanh nghiệp có tên gọi là Công ty Cổ phần Mua Bán Nợ Royal Capital, mã số doanh nghiệp 0316460469, đã đăng ký ngành nghề kinh doanh theo đúng mã ngành về Hoạt Động Dịch vụ Tài Chính Khác Chưa Được Phân Vào Đâu [trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội]- Chi tiết: Kinh doanh hoạt động Mua Bán nợ; Dịch vụ Môi giới Mua Bán nợ; Tư vấn Mua Bán nợ- Mã ngành: 6499 theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Hệ thống Ngành Kinh tế Việt Nam; [2]. Công ty đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ theo quy định pháp luật và được phép hoạt động ngành nghề kinh doanh có điều kiện này; [3]. Bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng, tuân thủ quy định của pháp luật; [4]. Hoạt động mua bán nợ của Công ty nhằm góp phần xử lý nhanh các khoản nợ, làm lành mạnh hóa thị trường tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, các khoản nợ và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, phát triển hợp lý nền kinh tế; [5]. Hoạt động mua bán nợ của Công ty theo nguyên tắc lấy thu bù chi và vì mục tiêu lợi nhuận; [6]. Hoạt động mua, bán nợ do các bên tự thỏa thuận, tuân thủ quy định các quy định của pháp luật có liên quan; [7]. Công ty không được bán nợ cho công ty con hay công ty liên kết của chính Royal Capital, trừ trường hợp bán nợ theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt; [8]. Các khoản nợ được mua, bán nợ phải được theo dõi, hạch toán kế toán và báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật.
[3]. Đối tượng được mua khoản nợ, tài sản đảm bảo gắn liền của khoản nợ từ Royal Capital cần những điều kiện gì?
Trả lời:
Royal Capital áp dụng việc hiểu về khoản nợ được Công ty mua và/ hoặc bán lại là theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-NHNN và Khoản 1, Điều 2, Thông tư 18/2022/TT-NHNN như sau: “Khoản nợ được mua, bán là khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay và khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh theo hợp đồng cấp tín dụng đã ký của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà đang được theo dõi hạch toán nội bảng, ngoại bảng tại bảng cân đối kế toán hoặc đã xuất toán ra khỏi ngoại bảng của bên bán nợ có đủ điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư này và bên nợ có nghĩa vụ thanh toán tiền cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
Các khoản nợ được mua, bán trong Royal Caital phải đáp ứng các điều kiện nào?
Royal Capital áp dụng tiêu chuẩn mua – bán các khoản nợ theo tiêu chí tại Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-NHNN và theo các tiêu chí, quy định riêng của Công ty. Theo đó, các khoản nợ được mua, bán phải đáp ứng các điều kiện sau:
[i]. Có hồ sơ, chứng từ và các tài liệu có liên quan của khoản nợ được mua, bán, hợp đồng bảo đảm do bên bán nợ cung cấp và phải phản ánh đầy đủ, chính xác thực trạng khoản nợ theo đúng quy định của pháp luật; [ii]. Không có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được mua, bán khoản nợ; [iii]. Khoản nợ không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm mua, bán nợ trừ trường hợp bên nhận bảo đảm đồng ý bằng văn bản về việc bán nợ; [iv]. Bên bán phải có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự; [v]. Khách hàng vay/ bên nợ đang còn tồn tại; [vi]. Khoản nợ có tài sản đảm bảo; [vii]. Các quy định khác về hình thức mua bán, tài sản mua bán và định giá mua bán theo Quy chế Hoạt động của Công ty.
[4]. Royal Capital mua – bán nợ hoặc tài sản bảo đảm theo những hình thức nào?
Trả lời:
Hiện nay, Royal Capital đang mua – bán nợ, tài sản bảo đảm của khoản nợ theo quyết định lựa chọn một trong các phương thức:
[i]. Thỏa thuận: Royal Capital sẽ thu thập thông tin và các hồ sơ liên quan để đàm phán, thỏa thuận trong mua bán nợ và thông qua đàm phán trực tiếp giữa bên bán nợ và/ hoặc bên mua nợ và/ hoặc gián tiếp thông qua bên môi giới; [ii]. Đấu giá: Royal Capital có thể thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp theo định của pháp luật về bán đấu giá tài sản hoặc tự tổ chức bán đấu giá khoản nợ do Công ty là chủ sở hữu của khoản nợ.
[5]. Việc định giá khoản nợ được Royal Capital thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Royal Capital luôn thực hiện việc định giá khoản nợ để xác định giá khởi điểm đối với trường hợp mua, bán nợ theo phương thức bán đấu giá hoặc xác định giá để đàm phán mua, bán nợ đối với trường hợp mua, bán nợ theo phương thức thỏa thuận.
Chúng tôi xem xét lựa chọn việc định giá khoản nợ theo một trong các phương thức và cơ sở sau:
[i] Giá trị ghi sổ khoản nợ, khoản lãi mà bên nợ phải trả tại thời điểm định giá, phân loại nhóm khoản nợ, tài sản bảo đảm [nếu có], tình hình tài chính bên vay và các yếu tố khác có ảnh hưởng đến giá trị khoản nợ [nếu có] tại thời điểm định giá; [ii] Định giá theo các quy định, hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài chính về tiêu chuẩn thẩm định giá khoản nợ; [iii] Royal Capital có thể thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá thực hiện định giá khoản nợ được mua, bán.”
[6]. Royal Capital quản lý các khoản nợ đã mua, bán như thế nào?
Trả lời:
[i] . Với tất cả các khoản nợ được chúng tôi tiến hành hạch toán theo dõi riêng theo giá mua thực tế của khoản nợ được mua, bán đảm bảo phân định được các khoản nợ mua với các khoản nợ hình thành từ hoạt động cấp tín dụng của chính tổ chức tín dụng, ngân hàng và tính số tiền mua nợ vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với bên nợ; [ii]. Chúng tôi tiến hành phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, rũi ro về tài chính đối với khoản nợ đã mua theo quy định của pháp luật hiện hành; [iii]. Chúng tôi đưa vào áp dụng và tuân thủ tiêu chuẩn và quy định về “quản lý theo dõi trong trường hợp bán một phần khoản nợ hoặc bán một khoản nợ cho nhiều bên mua nợ’ theo đúng quy định tại Khoản 10, Điều 1 theo Thông tư số 18/2022/TT-NHNN ngày 26 tháng 12 năm 2022 của Ngân hàng Nhà nước. [iv]. Chúng tôi tiến hành quản lý các khoản nợ có tài sản đảm bảo theo các phương thức không trái quy định của pháp luật.
[7]. Sau khi mua lại khoản nợ từ Royal Capital thì chúng tôi/ bên mua có những quyền gì?
Trả lời:
Bên mua nợ [tổ chức/ cá nhân] sau khi mua khoản nợ từ Royal Capital có đầy đủ quyền sở hữu khoản nợ và toàn bộ các quyền, quyền lợi, lợi ích của chủ nợ đối với khoản nợ được chuyển giao như chính Royal Capital. Trong trường hợp khoản nợ được mua lại có nguồn gốc trước đó từ các tổ chức tín dụng hay ngân hàng, theo đó bên mua nợ sẽ có tất cả các quyền và nghĩa vụ như của chính Bên Cho vay đối với Bên nợ trước đó theo quy định tại các Hợp đồng cấp Tín dụng đã ký, bao gồm nhưng không giới hạn:
[i]. Quyền được Bên nợ thanh toán nợ gốc, nợ lãi và các khoản phí, chi phí phát sinh từ khoản nợ và các quyền lợi khác theo quy định của hợp đồng cấp tín dụng đã được ký kết trước đó. [ii]. Quyền được hưởng các quyền và lợi ích phát sinh từ tất cả các biện pháp bảo đảm đối với khoản nợ. [iii. Có các quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
[8]. Người mua có phải chịu thuế giá trị gia tăng khi mua nợ từ Royal Capital không?
Trả lời:
Theo quy định tại điểm đ, Khoản 8, Điều 4 của Thông tư số 219/2013/BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính, quy định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng đó là: Bán nợ. Theo đó, đối với khoản nợ/ tài sản Royal Capital bán ra, bên mua được suất hóa đơn với mức thuế giá trị gia tăng là 0%.
[9]. Khoản nợ xấu của tôi khi được Royal Capital mua thì tôi có được xem xét cơ cấu, giãn nợ giống như trước đây tại tổ chức tín dụng không?
Trả lời:
Theo quy định hiện hành, đối với khoản nợ/ tài sản bảo đảm của khoản nợ Royal Capital đã mua nợ về sẽ phải xử lý theo phương án đã được phê duyệt phù hợp quy định và tính chất của khoản nợ xấu và tài sản của khoản nợ. Trong đó có các biện pháp sau đây:
[i] Cơ cấu lại nợ và hỗ trợ khách hàng vay [điều chỉnh lãi suất, miễn giảm lãi, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, hỗ trợ tài chính khách hàng vay…]; [ii] Bán lại nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ; [iii] Góp vốn điều lệ, vốn cổ phần… xử lý thuộc các trường hợp đầu tư trực tiếp khác; [iv] Khởi kiện, tạm hoãn thi hành án về khoản nợ…Như vậy khoản nợ của Ông/ Bà có thể được xem xét cơ cấu, giãn nợ nếu đáp ứng đủ các điều kiện và theo tiêu chí về cơ cấu, giãn nợ của Royal Capital cũng tương tự như các tiêu chí này tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng.
[10]. Những trường hợp nào Royal Capial từ chối mua lại những khoản nợ đã bán?
Trả lời:
Về nguyên tắc thì Royal Capital không chủ trương thực hiện việc mua lại những khoản nợ, tài sản đảm bảo mà Công ty đã bán, trừ những trường hợp:
[i] Công ty thực hiện mua lại khoản nợ đã bán theo nội dung đã cam kết mua lại khoản nợ tại phương án cơ cấu lại đã được Hội đồng Mua Bán Nợ thông qua và Hội đồng Quản trị trong Công ty phê duyệt; [ii] Khoản nợ mua lại đang được Công ty sử dụng làm tài sản bảo đảm cho một khoản vay hay khoản thế chấp; [iii] Công ty bị bắt buộc mua lại khoản nợ, tài sản bảo đảm đã bán theo bản án, quyết định của trọng tài đã có hiệu lực pháp luật.
[11]. Thế nào là chuyển giao quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ khi bán nay mua nợ với Royal Capital?
Trả lời:
[i] Bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ được mua, bán của bên bán nợ kể từ thời điểm bên mua nợ nhận chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ từ bên bán nợ theo thỏa thuận tại hợp đồng mua, bán nợ. [ii] Bên bán nợ chuyển giao quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ bao gồm cả quyền, nghĩa vụ đối với các biện pháp bảo đảm khoản nợ đó [nếu có]. Việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ đối với các biện pháp bảo đảm của khoản nợ phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và các quy định khác có liên quan của pháp luật. Việc thực hiện đăng ký thay đổi bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm. [iii] Bên mua nợ, bên nợ và bên bảo đảm có thể thỏa thuận việc điều chỉnh biện pháp bảo đảm đối với khoản nợ được mua, bán phù hợp quy định của pháp luật.
[12]. Royal Capital có thực hiện việc mua, bán các khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay của nước ngoài tại Việt Nam, cho vay ra nước ngoài hoặc nợ phát sinh do trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh cho bên được lãnh là người không cư trú hay không?
Trả lời:
[i] Chúng tôi có thực hiện các nghiệp vụ này và trong trường hợp cho vay ra nước ngoài, chúng tôi có sự phối hợp với các tổ chức mua bán nợ, các tổ chức tín dụng và ngân hàng ở một số nước để cùng thực hiện.Và nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối trong hoạt động mua, bán nợ, theo đó Bên bán nợ thực hiện đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài, khoản thu hồi nợ bảo lãnh theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú;
[ii] Bên mua nợ sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam để thực hiện thanh toán cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiền mua nợ và các chi phí có liên quan theo hợp đồng mua, bán nợ đối với trường hợp sử dụng đồng tiền mua nợ là đồng Việt Nam; [iii] Bên mua nợ là người không cư trú sử dụng tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam hoặc tài khoản ngoại tệ của Bên mua nợ tại nước ngoài để thực hiện thanh toán cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiền mua nợ và các chi phí có liên quan theo hợp đồng mua, bán nợ đối với trường hợp sử dụng đồng tiền mua nợ là ngoại tệ. [iv]. Khi thu hồi nợ từ các khoản nợ được mua, số tiền thu hồi nợ phải được chuyển vào 01 [một] tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam và 01 [một] tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ [đối với trường hợp khoản nợ được thu hồi bằng ngoại tệ] của bên mua nợ mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. [v] Bên mua nợ là người cư trú thực hiện đăng ký kế hoạch thu hồi nợ theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối đối với việc thu hồi nợ nước ngoài phát sinh từ nghiệp vụ mua, bán nợ.
[13]. Khách hàng có thể tìm kiếm thông tin về khoản nợ, tài sản đảm bảo được Royal Capital mua và bán tại đâu?
Trả lời:
Khách hàng có thể tham khảo, tìm kiếm được các thông tin cơ bản khoản nợ cần mua, bán, xử lý tại website https://www.royalcapitalfund.group hoặc tại Công ty ở địa chỉ: Lầu 6, Tòa nhà the Landmark, Số 05B Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam hay trên các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng.